Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng

Tệp đính kèm Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng
Năm xuất bản 2023
Đơn vị phát hành Tỉnh Đoàn Bến Tre
Giai Đoạn Nhân vật Lịch sử

Nội dung

Nguyễn Ngọc Thăng sinh năm 1798, tại thôn Lương Thạnh, huyện Bảo Hựu, trấn Vĩnh Thanh, nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Thân sinh ông là Nguyễn Công, thân mẫu là Trần Thị Kiếm.

Ông xuất thân từ trong gia đình nông dân, nhưng nhờ gia đình từ Miền Trung vào định cư rất sớm nên có ít nhiều vật lực và nhân lực.

Ông vốn tư chất thông minh.

Thời niên thiếu, ông học chữ Nho thầy đồ làng và học qua nhiều “lò” võ.

Lớn lên đăng lính triều đình, triều Thiệu Trị, đến năm 1848 (Tự Đức nguyên niên), ông được thăng chức Lãnh binh.

Khi Pháp chiếm đồn Cây Mai, ông hạ lệnh rút quân ra ngoài.

Đến tháng 7 năm 1860, ông chỉ huy hai ngàn quân đánh vào đồn lũy của giặc Pháp, trong đó có chùa Cây Mai (Vì Pháp biến chùa Cây Mai thành đồn binh kiên cố để chống lại nghĩa quân).

Biết rõ quân Pháp mang giầy đinh, ông nảy ra sáng kiến cho nghĩa quân mang trái mù u raỉ dọc theo đường chúng đi ruồng bố, rồi nghi trang bằng lá khô.

Vì không đề phòng, chúng đạp phải, trượt té.

Quân ta phục sẵn trong những bụi rậm ở hai bên đường, xông ra chém giết rất nhiều tên.

Ngày 24 tháng 02 năm 1860, ông cùng Nguyễn Tri Phương chỉ huy huy quân đồn điền (hay quân tuần phiên bên ngoài) tấn công quân Pháp tại đồn Chí Hòa.

Sau lần giao chiến đó tướng giặc Charner nhận định: “Người An Nam liều chết dưới làn đạn đại liên và lưỡi lê quân ta…họ hất nhào các thang leo thành, giật lấy súng, phụt từng vòi lửa để kháng cự và bắn rất dữ dội bằng các loại súng thô sơ qua các phòng ngự”.

Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng và các toán nghĩa quân khác rút xuống vùng Bến Lức, Tân An, nơi tiếp giáp với Gia Định và Định Tường.

Chiếm thành Gia Định và đồn Chí Hòa xong, giặc Pháp xua quân chiếm dần các tỉnh miền Đông.

Trước hết, chúng đánh xuống Định Tường, vì đây là cửa ngõ lúa gạo của đồng bằng.

Những ngày này giặc luôn bị quân của Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng và quân của Lãnh binh Tôn Thất Tuấn chận đánh quyết liệt.

Bourdais - tên trung tá chỉ huy đã đền nợ máu tại bờ sông Bảo Định cùng nhiều tên giặc Pháp.

Trong những năm tháng ác liệt này, Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng luôn nêu cao tinh thần bất khuất, bằng cách phối hợp với Đỗ Trịnh Thoại, Thủ Khoa Huân, Thiên hộ Võ Duy Dương… cho nổ ra những cuộc tổng công kích suốt hai năm 1862 - 1863, khiến cho quân giặc không còn kiểm soát được vùng nông thôn của ba tỉnh miền Đông, làm cho tên Đô đốc Bronard buộc phải báo cáo về nước xin viện binh.

Vì số quân của ta hạn chế, lại vũ khí thô sơ nên chẳng bao lâu tỉnh Định Tường rơi vào tay giặc.

Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng rút quân về Gò Công.