Phan Thanh Giản sinh năm 1796, đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ khoa thi Đình năm Bính Tuất (1826) ở Huế.
Cụ là người đỗ Đại khoa tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ.
Tháng 9-1835, cụ được phong Hiệp biện Đại học sĩ, đó là chức quan hàm tùng nhất phẩm, trên thượng thư một bậc.
Năm 1834, cụ được phong Sung cơ mật viện.
1848 đổi sang Thượng thư Bộ Lại; 1851 làm Kinh lược phó sứ Nam Kỳ; 1853 Thự hiệp biên đại học sĩ, Thượng thư Bộ Hình, Sung cơ mật viện; 1856: Chánh tổng tài Quốc sử quán...
Những năm 1836, 1840 bị giáng chức vì can ngăn vua, có năm phải đi khai mỏ vàng ở Thái Nguyên (1838), sau đó lại được phục hồi chức phẩm.
Cụ là Tổng tài phụ trách việc biên soạn bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục trong 3 năm 1856-1859, là bộ quốc sử đồ sộ, lớn nhất thời Nguyễn gồm 53 quyển.
Về văn thơ, cụ có Lương Khê thi thảo gồm 454 bài thơ và Lương Khê văn tập (1876) do các con tập hợp in năm 1876 sau khi cụ mất.
Cụ còn có các tập thơ, nhật ký như Sứ Thanh thi tập, Tây phủ nhật ký, ghi chép trong chuyến đi sứ nhà thanh, đi Pháp...
Cụ cùng Nguyễn Thông đã có công lập nên Văn Thánh miếu và lập Văn Xương các ở Vĩnh Long...
Chỉ ngần ấy thôi, cụ cũng đã là nhà văn, nhà văn hóa, nhà sử học lớn của dân tộc.
Theo sử sách thì cụ Phan có 3 người con trai là Phan Hương, Pham Liêm và Phan Tôn, sau khi cha mất đã cầm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở Ba Tri, Bến Tre, cuối năm 1867.
Khi cuộc khởi nghĩa bị quân Pháp đàn áp, 3 anh em dùng thuyền chạy thoát ra Bình Thuận.
Phan Hương, ở lại Phan Thiết, ẩn mình sống bằng nghề nông.
Còn Phan Tôn và Phan Liêm đi bộ ra Huế, sau đó theo Nguyễn Tri Phương ra Bắc chống Pháp, tử thủ bảo vệ thành Hà Nội.
Sau khi bị bắt, hai anh em bị đưa sang Pháp.
Năm 1888, Chính phủ Pháp cho về lại Việt Nam, Phan Liêm được bổ làm Phủ doãn Thừa Thiên và là thầy dạy dỗ Bửu Lâm khi 10 tuổi, tức Vua Thành Thái lúc mới lên ngôi.
Thầy Phan Liêm đã truyền cho vị vua trẻ ý chí chống Pháp, nên vua đã liên hệ với nhóm Trần Cao Vân kháng chiến, bị Pháp phế truất, đày sang đảo La Réunion...